Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Làm thế nào để đi du học khi không có học bổng và không có tiền !

DU HỌC THEO HÌNH THỨC AUPAIR PHÁP HAY BẤT KỲ QUỐC GIA NÀO !

1. Quyền lợi khi tham gia chương trình au pair Pháp:

- Được ở cùng với gia đình bản địa, 
giao lưu và học hỏi văn hóa, được gia đình nuôi chi trả trọn gói tiền ăn ở.
- Có phòng riêng trong gia đình nuôi (phòng tắm riêng hoặc chung với trẻ nhỏ)
- Đưa đón tại sân bay
- Được nhận tiền tiêu vặt hàng tuần từ 80-100 Euro (thông thường 90 Euro/ tuần)
- Miễn phí vé xe bus và các phương tiện công cộng
- Tham gia khóa học tiếng từ 6-10 tiếng/ tuần (aupair tự chi trả hoặc gia đình nuôi trả hộ, tùy từng gia đình) và các hoạt động xã hội (du lịch, khám phá nước Pháp, bảo tàng, xem phim, tham gia các câu lạc bộ, thăm các địa danh nổi tiếng ...)
- Được đóng bảo hiểm thân thể miễn phí
- Được gia đình nuôi giúp đỡ và tạo điều kiện hết sức để có thể hòa nhập văn hóa và mở rộng vốn 
tiếng Pháp


Nước Pháp tươi đẹp đang chờ đón các bạn
·      Trông trẻ 30-35 tiếng/ tuần (5-6 tiếng/ ngày, thứ 4 có thể nhiều hơn đôi chút vì thứ 4 là ngày nghỉ các trường học ở Pháp)
·      Làm một số công việc vặt liên quan đến trẻ nhỏ (dọn dẹp phòng trẻ, giặt đồ của trẻ (bằng máy giặt), là ủi quần áo trẻ, dọn dẹp phòng bếp và phòng tắm sau khi sử dụng, chuẩn bị đồ ăn cho trẻ)
·      Chơi với trẻ
·      Giúp đỡ công việc nhà
·      Tắm cho trẻ
·      Chuẩn bị những bữa ăn đơn giản
·      Đưa trẻ đi học và đón chúng về.

B. Điều kiện tham gia chương trình:

·         Trong độ tuổi 18-27
·         Có kiến thức tốt về tiếng Pháp
·         Có kinh nghiệm với trẻ nhỏ
·         Chưa kết hôn và không có con
·         Có thể làm việc  và trông trẻ 30 tiếng/tuần + 2 tối/tuần
·         Có thể ở Pháp 6 tháng - 1 năm
·         Sức khỏe tốt
·         Lý lịch trong sạch, không có tiền án tiền sự
·         Cởi mở và linh hoạt trong việc tiếp nhận lối sống và văn hóa mới 

C. Giấy tờ cần thiết cho chương trình Aupair Pháp

1.      Bản đăng ký tham gia chương trình Aupair Pháp (sinh viên tự điền khi ký hợp đồng)
2.      Thư cho gia đình nuôi
3.      12 ảnh thẻ 3,5*4,5 nền trắng
4.      Ảnh cá nhân (ảnh rõ nét và thể hiện tình yêu trẻ em, các công việc gia đình, công việc với trẻ nhỏ, càng trẻ trung, tươi tắn càng tốt) (nên sử dụng file mềm, copy ra USB khi mang đến trung tâm hoặc gửi qua mail cho supporter sau khi ký hợp đồng).
5.      Chứng nhận sức khỏe
6.      Giấy khai sinh
7.      Sổ hộ khẩu
8.      Hộ chiếu (bằng lái xe, chứng chỉ tham gia khóa học y tế ...nếu có)
9.      Chứng chỉ tiếng Pháp, bảng điểm, thẻ sinh viên...

D. Chi phí tham gia chương trình Au pair Pháp 

Chúng tôi công khai chi tiết toàn bộ chi phí đi aupair (đảm bảo không có bất cứ chi phí phát sinh) như sau:

1, Phí dịch vụ tư vấn: 15 triệu đồng
2, Phí dịch thuật công chứng: 500.000 - 1 triệu đồng
3, Phí xin visa ở đại sứ quán: 99 Euro (tương đương 2.821.000 đồng) ( nộp trực tiếp cho đại sứ quán)
4, Phí thi chứng chỉ tiếng Pháp: 500.000 - 2.500.000 đồng (nộp trực tiếp cho trung tâm văn hóa Pháp nơi các bạn đăng ký thi)
5, Vé máy bay khứ hồi: 20-30 triệu đồng
Tổng chi phí: khoảng 40 triệu đồng
Trong đó, phí dịch vụ tư vấn là toàn bộ mức phí để trung tâm tiếp nhận hồ sơ của các em, giới thiệu gia đình phù hợp nhất với chế độ đãi ngộ tốt nhất, luyện phỏng vấn ở đại sứ quán, tư vấn hoàn thiện thủ tục hồ sơ xin visa và đảm bảo đổi gia đình cho các em khi gặp rắc rối với gia đình nuôi.

Các khoản phí ở nước ngoài, nơi các em sẽ đến bao gồm: Phí ăn ở, sinh hoạt, phí đi lại bằng phương tiện công cộng: xe bus, tàu điện ngầm, tàu nhanh..., bảo hiểm y tế sẽ được chi trả 100% bởi gia đình nuôi.

Lưu ý: 
- Tất cả những khoản phí chúng tôi liệt kê ở trên là những khoản phí bạn có thể sẽ phải chi trả, không phải là khoản phí phải nộp cho chúng tôi. Mọi vấn đề về phí dịch thuật công chứng, phí mua vé máy bay hay phí xin visa bạn sẽ đóng trực tiếp tại nơi các bạn sử dụng dịch vụ.

Vì sao hồ sơ du học của bạn bị từ chối !


6 lý do hồ sơ du học bị từ chối

Hồ sơ đăng ký du học bị từ chối vì nhiều lý do khác nhau, tùy thuộc vào từng trường. Sau đây là 6 lý do phổ biến.
1. Hồ sơ đến muộn

Hầu hết các suất học bổng sẽ có một thời hạn quy định cho các ứng viên. Nhiều ứng viên không chắc chắn hồ sơ đăng ký của mình đến tay nhà trường đúng hạn hay không. Kết quả là ngay cả những ứng viên có tiềm năng nhất hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất cũng sẽ không được xem xét. Ngoài ra, hồ sơ gửi đến chậm sẽ tạo ra một ấn tượng không tốt đối với những người phụ trách tuyển sinh của trường.

2. Kết quả học tập chưa tốt

Các loại điểm số, xếp loại của người nộp hồ sơ ít nhất phải ở mức trung bình trở lên. Nhiều nhà tài trợ yêu cầu người nhận học bổng làm đại diện cho tổ chức của họ trước công chúng, do vậy họ muốn chắc chắn rằng những người nhận học bổng phải đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí đưa ra, đặc biệt là thành tích học tập.

3. Không năng động

Nếu bạn không tham gia bất cứ hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hay các hình thức sinh hoạt tập thể nào, bạn dễ dàng bị loại ra khỏi vòng sơ tuyển hồ sơ. Vì đó là một kênh quan trọng để kiểm tra khả năng học hỏi, giao tiếp, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và các tiềm năng khác của bạn.

4. Có một bài luận nghèo nàn

Hầu hết các học bổng đều yêu cầu học sinh viết bài luận cho một chủ để cụ thể. Nhiều học sinh nỗ lực trong việc viết đúng chính tả, ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu bài luận đó thiếu ý tưởng, câu chữ sắp xếp lộn xộn, ý tứ không rõ ràng, thiếu liên kết và thiếu định hướng… thì cũng không thể qua nổi con mắt của những người xét tuyển, dù họ chỉ đọc trong ít phút.

5. Gửi thông tin sai

Bạn nên lưu ý rằng: Ngay cả khi nhà tài trợ học bổng rất ấn tượng với hồ sơ đăng ký của bạn thì họ cũng luôn tìm cách để chứng thực các thông tin đã gửi trên mẫu đơn. Nếu bạn “khai man” thành tích học tập hoặc thông tin về địa chỉ liên lạc, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân… không chính xác thì họ sẽ loại hồ sơ của bạn ngay lập tức vì đơn giản là họ có hàng ngàn sự lựa chọn khác đáng tin cậy hơn.

6. Bộ hồ sơ cẩu thả
Một bộ hồ sơ nhàu nhĩ, bị dính bẩn, trình bày lộn xộn, chữ viết sai chính tả… sẽ làm cho người tuyển dụng cảm thấy không được tôn trọng và tất nhiên là ứng viên đó cũng không thể được đi tiếp vào vòng trong.

Bên cạnh sự cố gắng học tập, bạn hãy dồn sức lực, trí tuệ và cả ước mơ để hoàn chỉnh bộ hồ sơ du học một cách cẩn thận, chu đáo nhất. Điều đó sẽ làm tăng thêm cơ hội giành học bổng cho bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi, để chúng tôi giúp bạn thủ tục trước khi lên đường !
Công ty du học QAG
Địa chỉ: số 3/93 đường Lê Thanh Nghị - HBT - HN 
ĐT: 04.6674.1809 / 0988.555.034

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Tại sao nước pháp là điểm đến của du học sinh !

Mười lý do thuyết phục để du học Pháp !
Hình ảnh đẹp về nước Pháp - 1

1. Một nền giáo dục chất lượng cao

Chất lượng của các trường đại học Pháp đã được công nhận trong nhiều bảng xếp hạng do các báo và tạp chí chuyên ngành nước ngoài công bố, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý : Financial Times

2. Một nền giáo dục được “xuất khẩu”

Một số chương trình đào tạo của Pháp được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, quá trình hợp tác giữa Pháp và Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều chương trình đào tạo như CFVG, PFIEV và USTH.

3. Mối liên kết chặt chẽ với một nền nghiên cứu khoa học ở trình độ cao

Những thành công trong khoa học công nghệ cùng với số giải Nobel và các huân chương Field mà Pháp đạt được (Ngô Bảo Châu, huân chương Fields 2010) đã khẳng định Pháp là nước có nền khoa học tiên tiến và nền nghiên cứu năng động. Các chuyên ngành đào tạo ở trường đại học và trường lớn đều dựa trên cơ sở là các phòng thí nghiệm uy tín.

4. Mối liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học và doanh nghiệp

Các chương trình đào tạo và giảng dạy được xây dựng với sự tham gia của những nhà chuyên môn làm việc tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, các đợt thực tập tại doanh nghiệp đang là một yếu tố bắt buộc của phần lớn các chuyên ngành đào tạo đại học hiện nay. Các khóa thực tập này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập của sinh viên vào môi trường công việc đồng thời mang đến cơ hội được tuyển dụng sau khi quá trình thực tập kết thúc.

5. Một nền giáo dục mở đối với sinh viên nước ngoài

Pháp đứng thứ 4 trên thế giới về tiếp nhận sinh viên nước ngoài. Hiện nay, có hơn 6 000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Pháp.

6. Bằng cấp được công nhận ở châu Âu

Chương trình giảng dạy đại học của Pháp được xây dựng trên cơ sở 3 bậc học : cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ (LMD). Hệ thống LMD tạo thuận lợi cho việc di chuyển giữa các chương trình học tại châu Âu.

7. Mức học phí hợp lý

Chính phủ Pháp đài thọ phần lớn chi phí học tập thực tế cho sinh viên đăng ký vào các trường công lập, vì vậy, Pháp là một trong những quốc gia có mức học phí tại các trường công thấp nhất thế giới.

8. Được hưởng những ưu đãi như sinh viên Pháp

Sinh viên nước ngoài được trợ cấp về nhà ở, bảo hiểm xã hội, được giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ vui chơi, đi lại và ăn uống. Ngoài ra sinh viên nước ngoài có thể đi làm thêm mà không cần giấy phép, với thời gian tối đa là 60% thời gian làm việc hàng năm theo quy định chung. Sau khi có bằng thạc sĩ hoặc có bằng tương đương sinh viên nước ngoài được phép làm việc tại Pháp.

9. Được học một ngôn ngữ thông dụng

Có 200 triệu người nói tiếng Pháp và 745 000 người học ngôn ngữ này trên khắp 5 châu. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc của Cộng đồng châu Âu và các tổ chức của Liên hiệp quốc. Tiếng Pháp cũng là ngôn ngữ của thế vận hội. Nước Pháp, cường quốc thứ 5 về thương mại, là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhiều nước, đặc biệt là các nước châu Âu.

10. Môi trường sống dễ chịu

Với một nền văn hóa, địa lý và ẩm thực phong phú, Pháp là điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới. Hạ tầng cơ sở của Pháp, đặc biệt là về giao thông và y tế rất hiện đại. Các trường đại học thường được đặt tại trung tâm thành phố, gần gũi với các hoạt động văn hóa, xã hội. Mạng lưới các tổ chức xã hội ở Pháp là một trong những mạng lưới đa dạng, dày đặc và năng động trên thế giới.

chuẩn bị gì khi có kế hoạch đi du học


NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI ĐI DU HỌC

Du học là một trải nghiệm đáng chờ mong, hứa hẹn nhiều kỉ niệm thú vị. Tuy nhiên, một hành trình du học chỉ nên thực sự khởi hành khi bạn đã hoàn thành những “nhiệm vụ” dưới đây:
Ngâm cứu kĩ về điểm đến
Biết rõ thông tin về ngôn ngữ, đời sống, văn hóa bản xứ sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ khi đến nơi. Đừng chỉ dừng chân tại các thông tin cơ bản mà bạn có thể tìm thấy trong bất kì quyển sách hướng dẫn du lịch nào (vì đây không phải là một chuyến du lịch). Hãy mở rộng nguồn thông tin bằng hết khả năng của bạn: mối quan hệ bắt cầu giữa những người bạn du học, trang web của thành phố, blog của người xứ đó… Để chắc chắn hơn về thông tin, bạn có thể tự tìm đến các kênh thông tin chuyên môn, chẳng hạn ghé đến trang web của ngân hàng để biết những giấy tờ cần thiết cho việc mở tài khoản.
Tìm đến các kênh hỗ trợ thông tin
Bất kì “cuộc vui” nào cũng sẽ rất chộn rộn vào thời gian gần giờ G, vì thế tốt nhất bạn nên có sự chuẩn bị từ sớm. Giấy tờ như passport và vé máy bay nên là hai điều cần được quan tâm từ trước. Thông thường các trường Đại học thường có bộ phận Quan hệ quốc tế (International Office, International Students Service) và người đại diện để hỗ trợ cho sinh viên về mặt giấy tờ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại hay Hội sinh Việt Nam để xin thông tin, kinh nghiệm từ những đàn anh đi trước. Hiện nay các hội sinh viên thường đã có mặt trên Facebook:Hội sinh viên Việt Nam tại châu Âu, ........  
Thông báo về chuyến đi với những người quan trọng
Những người quan trọng ở đây không chỉ là cô/anh bạn thân hay người thân trong gia đình mà còn là những người có tư cách biết đến quyết định du học của bạn. Ngân hàng hay công ty bạn đang làm việc chẳng hạn. Đối với những thẻ ngân hàng trong nước, tốt nhất là bạn nên thông báo với ngân hàng để có cách xử lí hợp lí tùy theo nguyện vọng của bản thân. Một số ngân hàng trong nước cho phép người sử dụng giao dịch trên mạng và thực hiện giao dịch ở nước ngoài, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn với đại diện ngân hàng để có thông tin cụ thể (tuy nhiên việc sở hữu một thẻ ngân hàng ở bản địa vẫn là điều nên làm nhất). Chú ý về ngày hết hạn của thẻ nếu thời điểm đó rơi vào khoảng thời gian du học. 
Đi khám sức khỏe
Ngoài tấm giấy khám sức khỏe cần thiết cho một chuyến xuất ngoại hợp pháp, bạn phải hiểu rõ sức khỏe bản thân bởi việc khám chữa bệnh ở nước ngoài rất tốn kém và hơn hết là phức tạp (trong khâu giải thích với bác sĩ bản xứ chẳng hạn) và giấy tờ, bảo hiểm... Nhiều sinh viên du học có kinh nghiệm đi khám mắt và chuẩn bị kính mắt ở Việt Nam vì điều này sẽ giúp tiết kiệm hơn rất nhiều (chi phí khám bệnh và đo mắt kính ở Pháp rơi vào khoảng 200euros, tức là khoảng 6 triệu đồng!) Trang bị cho mình một tủ thuốc nho nhỏ với các loại thuốc giảm đau, thuốc đau đầu sổ mũi… cơ bản cũng rất quan trọng.
Xác định kế hoạch khi trở về
Rất nhiều người trong chúng ta quá háo hức với chuyến du học mà không nghĩ về tương lai sau khi tốt nghiệp. Việc biết mình muốn gì khi trở về rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn tận hưởng những năm tháng xa nhà với nhiều “lợi nhuận” hơn khi có được mục đích định sẵn. Chẳng hạn, nếu định làm việc trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn khi về Việt Nam, bạn có thể vạch ra kế hoạch xin việc làm lễ tân, phục vụ tại các khách sạn ở nước ngoài cho công việc làm thêm. Đây cũng chính là lí do nhiều nhà tuyển dụng mong muốn biết được kế hoạch tương lai của ứng viên để tuyển lựa. Việc xác định được kế hoạch làm việc lâu dài cũng sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đối với ngành học mà bạn được tự do chọn lựa môn học.    
Chúc bạn một chuyến đi nhiều trải nghiệm thú vị!